![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại hội nghị G20 ở Osaka, Nhật, tháng 6/2019. Ảnh: Reuters |
Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có bài phát biểu về Trung Quốc tại thư viện Tổng thống Richard Nixon, tuyên bố thời kỳ hợp tác với Trung Quốc đã qua.
Trước đó, Mỹ quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston với cáo buộc đây là một "trung tâm tình báo". Tổng thống Trump cũng nhắc lại cụm từ "virus Trung Quốc" từng sử dụng trước kia để nói về Covid-19, và chính phủ của ông cũng cân nhắc không cho nhiều quan chức Trung Quốc cùng gia đình họ tới Mỹ.
Nhưng nếu ông Trump muốn trở thành một ứng viên cứng rắn - với - Trung Quốc trong cuộc bầu cử sắp tới, ông có thể đối mặt với sự cạnh tranh từ đối thủ Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, và từ những mâu thuẫn trong hồ sơ của chính mình.
Báo NewStatesman chỉ ra rằng, cho tới gần đây, ông Trump vẫn dành những ngôn từ đặc biệt cho nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Và mới đây, ông thậm chí khen Trung Quốc 15 lần về cách thức xử lý đại dịch Covid-19.
Với Rui Zhong thuộc Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ của Trung tâm Wilson ở Washington, DC, lập trường của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc kể từ khi đại dịch chủ yếu là vấn đề kinh tế và chính trị. "Sự cứng rắn của ông Trump về Trung Quốc phụ thuộc vào 2 điều: Thời gian và những chủ thể tham gia", bà viết trong một email.
Mira Rapp-Hooper, một thành viên cấp cao về các nghiên cứu châu Á tại Hội đồng Các quan hệ đối ngoại cho rằng, nếu Tổng thống Trump muốn cứng rắn với Trung Quốc, ông sẽ tiến vào một chốn đông người. Theo Rapp-Hopper, hiện đang có sự đồng thuận của cả hai đảng rằng, Mỹ và Trung Quốc đang ở giai đoạn cạnh tranh sức mạnh siêu cường.
Và trong nhóm đồng thuận đó có cả Joe Biden. Khi Barack Obama làm Tổng thống, chính quyền chú trọng hợp tác với Trung Quốc về Thái Bình Dương. Nhưng thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi ông Obama rời nhiệm, và mối quan hệ Trung - Mỹ cũng vậy.
"Các đề xuất chính sách ngoại giao của Biden là sự kết hợp một số công cụ mà ông từng dùng thời Obama, một số mạng lưới quốc tế mà ông đã xây dựng khi còn là phó tổng thống, một thượng nghị sĩ với những ngôn từ đối đầu của ông Trump", Zhong viết.
Rapp-Hooper cho rằng, việc ông Biden cam kết làm việc đa phương, nối lại các thỏa thuận và thể chế, tách biệt với cách tiếp cận của Trump. Một chính quyền Biden sẽ "thực sự nhấn mạnh đến vai trò các đồng minh của Mỹ trong bất cứ cách tiếp cận nào ở châu Âu và châu Á", bà nói.
"Quan điểm chúng ta có thể thực hiện chính sách ngoại giao bao trùm mọi không gian đã là quá khứ", Rapp-Hooper nói. Điều đó có nghĩa là, nếu Mỹ muốn đảm bảo các quy định về một cuộc chơi quốc tế công bằng, như trên Internet chẳng hạn, hoặc ở các cơ quan quốc tế, thì nước này không thể làm việc một mình.
Mặc dù đường lối của Mỹ sẽ phụ thuộc vào người được bầu vào tháng 11 tới, chuyên gia Zhong cho rằng Bắc Kinh chủ yếu cũng sẽ như vậy: Củng cố chính sách đối ngoại và các nguồn lực an ninh, và đảm bảo hệ thống kinh tế "chống được mọi điều kiện thời tiết".
"Sách lược đàm phán [của Trung Quốc] sẽ khác, và quan sát chính trị nhân cách của Tổng thống Trump so với một quan điểm mang tính hệ thống của một nhiệm kỳ tổng thống Biden, nhưng các mục tiêu nòng cốt sẽ tương tự".
Thanh Hảo
Bắc Kinh ngày 28/7 nhắc lại sự phản đối của nước này đối với sự can thiệp của Washington tại Biển Đông.
" alt=""/>Ông Trump và đối thủ Biden, ai 'rắn' với Bắc Kinh hơn?Trong khi đó, khối trường THPT công lập (chuyên và không chuyên) không có cơ chế để thu hút những học sinh đạt giải cao tuyển sinh.
Điển hình, tại Hà Nội, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) và Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) áp dụng cơ chế tuyển thẳng với học sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trong tuyển sinh vào lớp 10.
Những năm vừa qua, nhiều học sinh giỏi cấp thành phố đã được tuyển thẳng vào lớp 10 của các trường THPT chuyên thuộc Đại học. Các trường THPT chuyên của Sở GD-ĐT lại không có cơ chế này. Trong khi đó, kỳ thi do Sở tổ chức hàng năm đảm bảo uy tín, có mục tiêu tìm ra những học sinh giỏi thực sự.
Trước thực tế này, Sở GD-ĐT Hà Nội đang đề xuất sửa đổi quy chế để cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi vào lớp 10 cho học sinh giỏi cấp thành phố. Thông tin ngay lập tức nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh.
Chị Nguyễn Phương Chi (từng có con đạt học sinh giỏi cấp thành phố) trăn trở: “Cách đây 2 năm, con tôi thi vào THPT chuyên thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội cũng không được cộng điểm ưu tiên dù có giải thành phố. Tôi cho rằng điều này không công bằng và mong sớm có những thay đổi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Bởi lẽ, vì kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố cũng vô cùng khắc nghiệt và để được giải học sinh phải cố gắng rất nhiều.
Trải qua nhiều vòng thi loại từ cấp trường, cấp quận, các em mới thi lên cấp thành phố. Để đạt giải là nỗ lực rất lớn của học sinh. Do vậy việc cộng điểm cho các em là hoàn toàn xứng đáng, tăng sự động viên, khích lệ”.
Cùng quan điểm, anh Trần Minh Thắng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Để có giải trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố, không thể nói mỗi may mắn là đủ. Chính học sinh và giáo viên cũng phải rất vất vả, dù có năng khiếu cũng phải ôn luyện nhiều. Việc ôn luyện sẽ ảnh hưởng đến thời gian học các môn khác của các em.
Vậy tại sao chúng ta lại hẹp hòi điểm cộng cho nỗ lực trong thời gian dài của các em? Tôi mong thay đổi quy định cũ. Từ đó, học sinh giỏi cấp thành phố thi vào lớp 10 công lập sẽ được cộng thêm điểm, đặc biệt là các trường chuyên thuộc Sở. Ngoài ra, đó còn thể hiện chính sách khuyến tài, tạo bình đẳng trong tuyển sinh giữa các trường”.
Trái ngược với ý kiến trên, cũng có quan điểm cho rằng học sinh đạt giải học sinh giỏi thành phố đã được ưu tiên vào một số trường, trong đó có chuyên của các trường đại học. Nếu được ưu tiên thêm vào các trường chuyên của Sở GD-ĐT, “cánh cửa” vào trường chuyên đóng lại với rất nhiều học sinh khác.
Theo quy định hiện hành, tuyển sinh lớp 10 THPT của Hà Nội, đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên tập trung chủ yếu vào các diện chính sách (con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh mất sức); học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người dân tộc thiểu số; người đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn…
Đối tượng tuyển thẳng là học sinh trường PTDT nội trú, người dân tộc rất ít người, học sinh khuyết tật (theo quy định). Với đối tượng học sinh đạt thành tích xuất sắc được tuyển thẳng chỉ tính giải cấp quốc gia, quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao, khoa học kĩ thuật. Các em chỉ được tuyển thẳng vào lớp 10 một trường THPT công lập thuộc khu vực tuyển sinh.
Như vậy, học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố của Hà Nội ngoài được cộng điểm ở vòng sơ tuyển (với học sinh thi chuyên), còn lại không được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích nào tại kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội.
Đại diện Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay đối tượng được cộng điểm ưu tiên và tuyển thẳng tại kỳ thi vào lớp 10 là quy định chung trong Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được áp dụng với các kỳ tuyển sinh THCS và THPT trên cả nước, không riêng của Hà Nội.
Được biết, những năm gần đây, việc sử dụng thuốc lá điện tử (e-cigarette/vape) ngày càng nhiều trong giới trẻ ở các nước bất chấp những cảnh báo về rủi ro sức khỏe.
Theo Viện Kiểm soát thuốc lá toàn cầu thuộc Trường Y tế cộng đồng, Đại học Johns Hopkins (Mỹ), đến tháng 12/2022, 107 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có quy định cấm thuốc lá điện tử.
Mỹ
Nhiều bang ở Mỹ đã ban hành lệnh cấm sử dụng thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường học. Năm 2016, California trở thành tiểu bang đầu tiên cấm sử dụng tất cả các sản phẩm thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử, trong khuôn viên trường học.
Kể từ đó, một số tiểu bang khác, bao gồm Massachusetts, New Jersey và New York, cũng đưa ra luật tương tự.
Những lệnh cấm này đã được đưa ra để bảo vệ sức khỏe của học sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), việc học sinh trung học sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng từ 1,5% năm 2011 lên 27,5% vào năm 2019.
Đây là một xu hướng đáng lo ngại vì ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tổn thương phổi, các vấn đề hô hấp, tim mạch và đột quỵ.
Những rủi ro sức khỏe này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người trẻ tuổi, vì cơ thể của họ vẫn đang phát triển và dễ bị tổn thương hơn trước tác hại của nicotin và các hóa chất khác trong thuốc lá điện tử.
Canada
Một số bang ở Canada đã cấm thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường học. Ví dụ chính quyền bang Ontario thông qua đạo luật thuốc lá điện tử, trong đó cấm sử dụng trong khuôn viên trường học từ năm 2015 nhằm ngăn cản học sinh từ bỏ thói quen này ngay từ đầu.
Ngoài những rủi ro về sức khỏe, hút thuốc lá điện tử thường xuyên có thể dẫn đến gây nghiện, điều này có thể tác động tiêu cực đến kết quả học tập. Bằng cách đưa ra lệnh cấm, chính quyền Canada hy vọng sẽ giảm số lượng thanh thiếu niên nghiện nicotin.
Australia
Mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ Australia có luật riêng, nhưng đều nhằm mục đích ngăn chặn việc hút thuốc lá điện tử ở trẻ vị thành niên. Ví dụ, ở bang New South Wales, việc sử dụng thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường học hoặc trong vòng 4m tính từ cổng trường là bất hợp pháp.
Vương quốc Anh
Chỉ thị về sản phẩm thuốc lá của Liên minh Châu Âu (TPD) có hiệu lực vào ngày 19/5/2014, đưa ra các biện pháp kiểm soát quy định mới đối với thuốc lá điện tử. Năm 2016, quy định về thuốc lá và sản phẩm Liên quan của Vương quốc Anh đã triển khai đầy đủ TPD.
Theo đó, việc sử dụng thuốc lá điện tử bị cấm trong khuôn viên trường học ở Anh, xứ Wales và Bắc Ireland. Scotland cũng đã đưa ra luật tương tự. Theo chính phủ Vương quốc Anh, việc sử dụng thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mất tập trung và phá vỡ môi trường học thuật.
Trung Quốc
Đây là nhà sản xuất và tiêu thụ thuốc lá điện tử lớn nhất thế giới, tuy nhiên, chính phủ nước này đã thực hiện các bước để ngăn cấm việc sử dụng thuốc lá ở tuổi vị thành niên.
Năm 2019, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã ban hành thông báo cấm sử dụng thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường học, đồng thời một số trường cũng đã thực hiện nội quy, quy định riêng cấm sử dụng thuốc lá điện tử.
Ngoài ra, Cục Độc quyền thuốc lá nhà nước Trung Quốc (STMA) quy định các cửa hàng bán lẻ thuốc lá điện tử không được nằm gần bất kỳ trường tiểu học, trường THCS, trường dạy nghề hoặc trường mẫu giáo nào. Họ cũng không được phép bán sản phẩm thuốc lá điện tử cho trẻ vị thành niên và phải đặt biển báo cấm trẻ vị thành niên mua thuốc lá điện tử ở vị trí dễ thấy trong cửa hàng.
Nhật Bản
Tại Nhật Bản, chính phủ đã đưa ra các quy định về thuốc lá điện tử vào năm 2018, trong đó có quy định cấm bán thuốc lá điện tử có chứa nicotin. Mặc dù không có lệnh cấm toàn quốc về việc sử dụng thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường học, nhưng một số trường đã thực hiện chính sách riêng.
Hàn Quốc
Chính phủ nước này đã đưa ra lệnh cấm bán thuốc lá điện tử cho trẻ vị thành niên vào năm 2016 và kể từ đó đã thắt chặt các quy định đối với ngành này. Năm 2018, Bộ Giáo dục đã ban hành hướng dẫn khuyến nghị các trường cấm sử dụng thuốc lá điện tử trong khuôn viên trường và một số trường cũng thực hiện chính sách riêng.
Hiệu quả rõ rệt
Tác động của lệnh cấm phần lớn là có hiệu quả. Theo The New York Times, xu hướng giảm đã được ghi nhận trong Khảo sát quốc gia thanh niên sử dụng thuốc lá 2020 của CDC Mỹ.
Theo đó, 19,6% học sinh trung học cho biết đã sử dụng thuốc lá điện tử ít nhất một lần trong 30 ngày trước đó, giảm mạnh so với mức 27,5% vào năm 2019. Điều đó dẫn đến việc giảm 1 triệu người dùng thường xuyên- xuống còn 3 triệu (so với 4,1 triệu một năm trước đó). Việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng giảm ở học sinh cấp hai, xuống còn 550.000 người dùng từ 1,24 triệu.
Một cuộc khảo sát do Bộ Y tế Canada thực hiện cho thấy tỷ lệ thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử đã giảm từ 29% năm 2018 xuống còn 19% vào năm 2019.
Tại Vương quốc Anh, một cuộc khảo sát do tổ chức Action on Smoking and Health thực hiện (2019) cho thấy hơn 3/4 thanh niên từ 11-18 tuổi chưa bao giờ thử (76,9%) hoặc không biết về thuốc lá điện tử (6,6%).
Tử Huy